23/6/15

Thời điểm nước mía trở nên độc hại

02:03:00 - 23/6/15 Leave a Comment

Giải nhiệt tốt

Theo Lương y Bùi Hồng Minh - Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, nước mía có vị ngọt, tính bình, bổ dưỡng cho cơ thể. Vào mùa hè thứ nước này có tác dụng giải nhiệt tốt (tuy nhiên không nên dùng nhiều đá) hoặc cũng có thể dùng để chữa cảm nắng. Khi bị tụt huyết áp, nhờ chứa nhiều đường, nước mía thành cứu tinh cho người bệnh.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, nước mía bản chất khá lành, làloại nước bổ dưỡng đặc biệt vào mùa hè. Nước mía chứa khá nhiều đường song khác việc chúng ta uống nước đường (loại đã được tinh luyện) bởi trong nước mía có dồi dào chất khoáng thiết yếu và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Chính vì vậy, nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần phấn chấn hơn.

Thời điểm nước mía trở nên độc hại - ảnh 1

Theo Lương y Bùi Hồng Minh - Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, nước mía có vị ngọt, tính bình, bổ dưỡng cho cơ thể (Ảnh minh họa: Internet)

Khi nào nước mía trở nên độc hại?

Trả lời câu hỏi này, Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198 cho rằng, nước mía tối kỵ đối với những người thừa cân, béo phì, đặc biệt người bệnh tiểu đường.

'Bản chất nước mía rất ngọt. Bất kỳ loại thực phẩm, đồ uống nào có chứa đường dù là đường tự nhiên song khi đã đi vào cơ thể đều chuyển thành glucose, chuyển hóa vào máu, làm tăng lượng đường trong máu, không tốt cho cơ thể. Kể cả việc chúng ta ăn nhiều cơm cũng làm tăng lượng đường trong máu huống hồ nước mía - là một loại nước siêu ngọt', bác sĩ Tường Vi cho hay.

Tương tự, lương y Bùi Hồng Minh cũng cho rằng những đối tượng cần tránh xa nước mía bao gồm người già, trẻ em dưới 4 tuổi và bệnh nhân béo phì, tiểu đường do không thể chuyển hóa lượng đường có trong loại nước này.

Đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân. Do đó, vị lương y khuyên người dân chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo thêm về tình trạng nước mía nhiễm khuẩn hiện nay. Ông cho biết: 'Hầu hết các quán nước mía đều nằm ở lề đường, vận chuyển thân mía trên đường phố nhiều bụi bẩn, quy trình làm cũng khá đơn giản, khó có thể đảm bảo về độ 'siêu sạch' như được quảng cáo. Thực tế nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật, khuẩn E. coli gây tả trong nước mía rất cao', vị chuyên gia cho hay.

Bên cạnh đó, đá được sản xuất công nghiệp cũng không sạch, khi uống kèm nước mía càng làm gia tăng mức độ mất vệ sinh an toàn thực phẩm và nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc.

Đặc biệt, vị chuyên gia còn cho rằng quả quất thông thường được cho vào nước mía để tạo độ thơm là loại quả có chứa rất nhiều chất bảo quản thực vật, do đó tốt nhất không nên dùng loại quả này.

Theo các chuyên gia, nước mía bản chất không độc hại, không gây phản ứng tiêu cực với cơ thể nếu loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn và những đối tượng có nguy cơ tốt nhất nên tránh xa loại nước này.

Theo Hà Quyên/News.zing.vn

Chương trình demo cập nhật tự động lên Blogger. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ 0938.475.388(Thiên Quang)Theo: songkhoe.vn
Read More

Món ăn giúp 'cậu nhỏ' không sợ đau khi yêu

02:03:00 - 23/6/15 Leave a Comment

Một trong những bệnh mà các ông cố nghiến răng chịu đựng làđau dương vật khi giao hợp. Đông y cho rằng, hội chứng này là do can uất khí trệ, kinh hoạt mất điều hòa, do không được thỏa mãn hoặc do làm tình quá mức. 3 món ăn dưới đây sẽ khắc phục phần nào tình trạng trên.

Thịt hấp cùi vải: Thịt thăn lợn 100 g, cùi vải 100 g, bạch thược 20g, gia vị, rượu, hành hoa đủ dùng. Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ, nêm gia vị rồi viên thành viên nhỏ. Cùi vải, bạch thược rửa sạch. Cho thịt viên vào cùi vải rồi cho vào bát, cho bạch thược vào cùng rồi đem hấp cách thủy tới khi thịt chín là dùng được. Ngày ăn 1 lần. Món ăn có tác dụng sơ can lý khí, ôn tán hành trệ, tư âm thông dương, làm dịu can. Những người khi giao hợp bị đau dương vật nên dùng.

Món ăn giúp 'cậu nhỏ' không sợ đau khi yêu - ảnh 1

Thịt hấp cùi vải (Ảnh minh họa: Internet)

Tôm càng xanh nấu sài hồ, quế chi: Tôm càng xanh 150 g, sài hồ, quế chi 10 g, hành, gừng, tỏi, xì dầu, gia vị đủ dùng. Tôm rửa sạch, cắt bỏ đầu, đuôi. Hai vị thuốc trên rửa sạch, cho vào túi vải buộc kín cho vào nồi cùng tôm đun trong vòng 30 phút, bắc ra. Để chảo nóng lên, cho dầu ăn và tôm vào đảo với hành, gừng, xì dầu, cho nước hòa với bột đao vào chảo tôm, nấu sôi bắc ra. Ăn cách nhật, ăn trong vòng 1 tháng. Món ăn có tác dụng ôn kinh tán hàn, có tác dụng bảo vệ can, thông dương hoạt lạc, điều hòa tuần hoàn máu. Những người khi giao hợp dương vật bị đau buốt, chân tay lạnh nên dùng.

Thịt bò nấu câu kỷ tử, rau cần, tôm nõn: Thịt bò 150 g, tôm nõn 100 g, rau cần 1 mớ, câu kỷ tử 10 g, hành gừng, muối, rượu, xì dầu đủ dùng. Thịt bò rửa sạch, thái chỉ, tẩm rượu, gia vị, trộn với lòng trắng trứng, bột mì. Tôm nõn rửa sạch, ngâm nở. Cho chảo nóng, đổ dầu ăn vào xào thịt bò, bắc ra. Sau đó xào tôm nõn rồi đổ thịt bò, rau cần vào xào chín là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ thận ích tinh, có tác dụng hưng phấn thần kinh, những người chơi bời hoặc làm tình quá mức khiến 'cậu nhỏ' bị đau, người hay bị mỏi lưng, đau nhức gối, xuất tinh sớm, di tinh nên dùng.

BS. Đào Sơn

Theo Suckhoedoisong.vn

Chương trình demo cập nhật tự động lên Blogger. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ 0938.475.388(Thiên Quang)Theo: songkhoe.vn
Read More

Mật ong trở thành 'thuốc độc' khi...

02:03:00 - 23/6/15 Leave a Comment

Theo các nhà khoa học, mật thường không phải là một chất do con ong bài tiết. Chủ yếu đó là mật hoa được con ong chế biến và cô đặc lại. Còn mật ong chúa (hay còn gọi là sữa ong, sữa chúa) chính là thức ăn của ấu trùng ong chúa chứa trong ổ riêng do ong thợ xây thêm bên cạnh tầng.

Hàng năm, ở Việt Nam, người nuôi ong thường lấy mật vào tháng 3, 6, 9. Họ cắt tầng thành từng miếng nhỏ, đặt trên các thanh tre kê ở mặt chiếc chậu khô và sạch rồi đem phơi nắng. Nhờ sức nóng của mặt trời, sáp của tầng chảy lỏng, mật được giải phóng và chảy xuống thau. Loại mật tốt nhất có màu vàng nhạt.

Mật ong có tác dụng gì?

Trong mật hoa, tỷ lệ nước lên tới 40 - 80 %, còn trong mật ong chỉ có 15 - 20%. Thành phần của mật ong thường và mật ong chúa cũng khác nhau.

Trong mật ong thường có 65 - 70 % glucoza và levuloza, 2 - 3 % sacaroza muối vô cơ, các a-xít hữu cơ, các men tiêu hóa chất béo, chất bột, chất đường, protit, sáp, sắc tố, chất thơm, phấn hoa. Mật ong chúa chứa tỷ lệ đường ít hơn, nhiều mỡ, chất đạm và vitamin.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ tâm, phế, tỳ, vị và đại tràng, tác dụng thanh nhiệt bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc, dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón, ho, đau bụng, giải độc ở đầu, dùng ngoài chữa lở miệng, vết thương.

Mật ong trở thành 'thuốc độc' khi... - ảnh 1

Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm độ a-xít của dịch vị và các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày, ruột (Ảnh minh họa: Internet)

Tại Liên Xô, người ta đã sử dụng mật ongmỗi ngày từ 100 - 150 g cho bệnh nhân lao. Kết quả cho thấy sức khỏe của họ ngày càng tăng tiến, thể trạng và máu tốt hơn.

Cũng theo lương y Hồng Minh, mật ong có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm độ a-xít của dịch vị và các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày, ruột.

Chúng còn có thể dùng trong việc điều trị chứng bệnh về gan, túi mật và một vài bệnh về thần kinh. Đây là thứ thuốc an thần giúp ngủ ngon và đỡ nhức đầu.

Mật ong tiêu diệt được một số vi trùng gây bệnh như vi trùng lỵ, thương hàn. Do đó, chúng từng được dùng để điều trị các vết thương do súng đạn - một loại kháng sinh tự nhiên nhất.

Mật ong còn được dùng xông hơi điều trị những bệnh ở đường khí quản (viêm niêm mạc đường khí quản), cảm lạnh (uống mật ong nguyên chất hoặc trộn với chanh/sữa), mụn nhọt.

Lương y Hồng Minh khuyến cáo ngoài mật ong, sữa chúa, ong còn có nọc ong được dùng điều trị có kết quả một số bệnh tê thấp, bệnh viêm dây thần kinh ngồi. Đây là loại thuốc mạnh, nguy hiểm, khi dùng cần có sự theo dõi, chỉ dẫn của thầy thuốc.

Đặc biệt, người tiêu dùng cần lưu ý, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất thường làm giả mật ong bằng mật mía, nước thủy phân tinh bột hoặc sirô.

Những lưu ý khi sử dụng mật ong

Theo lương y Bùi Hồng Minh, mặc dù mật ong có nhiều công dụng nhưng không phải lúc nào chúng cũng lành tính và có thể sử dụng thoải mái. Nếu ong hút phải mật của các loại cây có chất độc như mã tuyền, lim, trúc đào sẽ trở thành loại mật ong độc.

Mật ong trở thành 'thuốc độc' khi... - ảnh 2

Mật ong còn được dùng xông hơi điều trị những bệnh ở đường khí quản (viêm niêm mạc đường khí quản), cảm lạnh... (Ảnh minh họa: Internet)

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này khuyến cáo những điều cầnlưu ý khi sử dụng mật ong:

- Không nên ăn hành tỏi sống cùng với mật ong. Đây là hai thứ rất kỵ nhau do hành, tỏi tính vi ôn, tân tán, mật ong lại cam ôn hay úng khí. Tân tán thì hao khí, úng với háo hai thứ đối chọi với nhau tất sinh ra chứng điên cuồng hoặc uất nhiệt, trường ung, bụng trướng. Bạn có thể xử lý bằng cách uống nước cam thảo.

- Mật ong kết hợp cùng chuối hột hoặc đậu nành sẽ gây trướng bụng, trường ung, thậm chí chết người.

- Hạn chế uống sắn dây cùng mật ong, mặc dù chúng không gây phản ứng nguy hiểm ngay tức khắc cho cơ thể nhưng sẽ khiến chúng ta ngứa ngáy, nóng trong người. Nếu người có thể trạng yếu, phản ứng sẽ nặng nề hơn.

- Một số người ở thể nhiệt khi dùng mật ong vẫn sẽ gây nóng trong người.

- Không nên dùng loại mật này cho trẻ em dưới 12 tháng vì dễ gây dị ứng.

 
Đơn thuốc nên dùng với mật ong Chữa loét dạ dày, tá tràng: Mật ong 10 g, cam thảo sống 10 g, trần bì 6 g, nước 400 ml. Trước hết, sắc cam thảo và trần bì với nước, cô cạn còn 200 ml thì lọc, bỏ bã. Thêm mật ong vào chia làm 2 - 3 lần, uống trong ngày. Chữa cao huyết áp, táo bón: Mật ong 60 g, vừng đen 50 g. Trước hết nấu vừng chín, giã nát sau đó cho thêm mật ong và chừng 200 ml nước vào khuấy đều, chia 2 lần uống sáng-tối. Mật ong sữa chúa (mật ong có chứa 2 - 4 % sữa chúa) làm thuốc bổ cao cấp: Ngày uống 2 - 3 ml, ngậm trong miệng cho đến khi tan hết.
 

 

Theo Hà Quyên/News.zing.vn

Chương trình demo cập nhật tự động lên Blogger. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ 0938.475.388(Thiên Quang)Theo: songkhoe.vn
Read More

Chọn nước hoa quả theo nhu cầu cơ thể

02:03:00 - 23/6/15 Leave a Comment

1 của 9

Tuy nhiên, tùy vào đặc trưng sức khỏe của bạn, hãy chọn lựa uống các loại nước hoa quảkhác nhau để bổ sung thứ cơ thể còn thiếu.

1 của 9

Theo Trà My/Kenh14.vn/Ttvn

Chương trình demo cập nhật tự động lên Blogger. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ 0938.475.388(Thiên Quang)Theo: songkhoe.vn
Read More

Phòng ngừa ung thư từ quả dứa

02:03:00 - 23/6/15 Leave a Comment

Theo Health, dứa là loại trái cây nhiều nước, có lợi cho hệ tiêu hóa nhờ thành phần men làm thức ăn dễ tiêu, giúp dạ dày phân hủy protein. Đặc biệt sau khi ăn nhiều dầu, mỡ, thịt, tráng miệng với một miếng dứa sẽ rất có lợi cho cơ thể. Các thành phần trong trái cây này còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm, phù thũng, cải thiện bệnh cao huyết áp, hỗ trợ điều trị viêm phế quản.

Một số mẹo chữa bệnh bằng dứa:

1. Bị cảm nóng, dùng một trái dứa ép lấy nước, hòa với nước sôi để nguội uống vài lần giúp cơ thể phục hồi rất nhanh.

2. Viêm ruột, tiêu chảy: Lấy 120 g thịt dứa, 30 g mật ong, 30 g lá tỳ bà. Cho tất cả vào ấm sắc uống.

3. Tẩy nhuận trường: Ép lá và thịt dứa lấy nước cốt uống.

4. Sốt: Giã nát 30 g lá dứa non, lọc lấy nước cốt uống.

5. Khi bị rối loạn tiêu hóa, dùng một trái dứa (thơm) và 2 trái quýt ép lấy nước uống sẽ cải thiện được triệu chứng.

Mẹo hay chữa bệnh bằng quả dứa - ảnh 1

Dứa là loại trái cây nhiều nước, có lợi cho hệ tiêu hóa nhờ thành phần men làm thức ăn dễ tiêu, giúp dạ dày phân hủy protein (Ảnh minh họa: Internet)

6. Uống mỗi ngày một ly nước ép dứa có tác dụng phòng ung thư. Các nhà khoa học đã tìm thấy hai phần tử CCZ và CCS trong nước dứa có khả năng tấn công các tế bào bệnh, kìm hãm khả năng di căn của các loại ung thư vú, phổi, đại tràng, buồng trứng...

7. Để làm đẹp da, bạn hãy cắt dứa thành từng lát mỏng thả vào bồn tắm rồi ngâm mình hoặc cho vào chậu để ngâm chân. Sau 15 đến 20 phút, lau khô rồi thoa kem giữ ẩm lên. Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy dứa có tác dụng làm mềm da, đặc biệt các enzym có khả năng tẩy tế bào chết, nhất là ở những vùng da sần sùi như đầu gối, khuỷu tay...

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên ăn vài miếng dứa sau khi gọt sạch mắt, không nên ăn nhiều vì có thể gây ngứa rát miệng. Người bị dị ứng không nên ăn dứa vì có thể gây đau đầu, chóng mặt, ngất. Để biết cơ thể mình có bị dị ứng không, bạn nên thử từng chút một trước khi quyết định ăn. Trước khi ăn, có thể ngâm dứa trong nước muối để a-xít hữu cơ bị phân hủy bớt, làm giảm nguy cơ ngộ độc. Nước muối thấm vào thớ dứa sau khi ngâm còn làm tăng hương vị cho trái cây này.

Theo Thụy Ân/Vnexpress.net

Chương trình demo cập nhật tự động lên Blogger. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ 0938.475.388(Thiên Quang)Theo: songkhoe.vn
Read More

Những công dụng ít biết của quả sấu

02:03:00 - 23/6/15 Leave a Comment

Loại quả này có lẽ được các bà nội trợ rất ưa chuộng vì có thể sử dụng làm nhiều món ăn ngon, dùng ngâm đường làm nước giảikhát, làm ô mai… Mùa sấu chỉ kéo dài 3 tháng, thế nhưng nếu biết cách chọn và bảo quản, bạn có thể dự trữ sấu để ăn quanh năm.

Chọn sấu ngon ăn cả năm - ảnh 1

Nên chọn quả sấu xanh, không thâm dập, cùi dầy (Ảnh: Linh Linh)

Công dụng của quả sấu

Nhiều người yêu thích loại quả này nhưng ít ai biết về công dụng của nó. Quả sấu chín có chứa vitamin C, a-xít hữu cơ, protid, glucid, cellulose, canxi, phốt pho và sắt. Sấu không chỉ để nấu ăn, làm mứt, nước uống mà còn có tác dụng làm thuốc, ngay cả hoa, lá và vỏ sấu. Cùng điểm những công dụng chữa bệnh diệu kỳ của quả sấu:

- Chữa nôn nghén ở phụ nữ: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.

- Chữa chứng ho: dùng 400 g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 - 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300 ml nước còn lại 100 ml, chia ra 2 - 3 lần uống trong ngày.

- Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.

- Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.

- Chữa say rượu: Dùng 4 - 6 g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.

- Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng: Lấy 4 - 6 g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8 g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày.

- Chữa lở ngứa: Lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành.

Cách chọn sấu

Khi chọn mua sấu để dự trữ các bạn cần lưu ý:

- Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một.

- Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua.

- Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non, để lâu sẽ bị ủng.

- Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.

Chọn sấu ngon ăn cả năm - ảnh 2

Sấu rửa sạch, cắt cuống, cạo vỏ để trong ngăn đá tủ lạnh sẽ dùng được cả năm

Cách bảo quản

Để dự trữ sấu ăn quanh năm, bạn cần bảo quản sấu trong ngăn đá tủ lạnh, và bạn cũng cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau:

- Nên cạo sạch vỏ sấu (không nên gọt), rửa sạch, để thật ráo nước cho se mặt quả sấu lại. Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo (hoặc gọt) vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm.

- Bạn lưu ý, không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Vì vậy, bạn hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều.

- Với sấu chín, quả sẽ không còn nhựa, nên bạn không cần cắt cuống hay cạo vỏ mà chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi đem bảo quản giống sấu xanh.

Theo Mimi tổng hợp/Vnexpress.net

Chương trình demo cập nhật tự động lên Blogger. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ 0938.475.388(Thiên Quang)Theo: songkhoe.vn
Read More

Những lợi ích không ngờ của khoai sọ với sức khỏe

02:02:00 - 23/6/15 Leave a Comment

Khoai sọ vốn là thực phẩm quen thuộc, được chế biến thành nhiều món ngon được mọi người ưa chuộng. Vào những ngày hè nóng nực, một bát canh cua khoai sọ nấu với rau rút, rau muống cũng đủ để giải nhiệt cơ thể bởi hương vị ngọt đằm mà thanh mát.

Khoai sọ chứa nhiều tinh bột, chất xơ, đường, lipid, nhiều a-xít amin và các khoáng chất (Ca, P, Fe) tốt cho cơ thể. Khoai sọ được đánh giá là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, có tác dụng chữa một số loại bệnh như sau:

Những lợi ích không ngờ của khoai sọ với sức khỏe - ảnh 1

Khoai sọ vốn là thực phẩm quen thuộc, được chế biến thành nhiều món ngon được mọi người ưa chuộng (Ảnh minh họa: Internet)

Chống táo bón, giúp nhuận tràng

Trong khoai sọ có nhiều chất xơ, các hạt tinh bột giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ, do đó để giúp điều trị táo bón, nhuận tràng hơn, chúng ta có thể sử dụng khoai sọ hàng ngày. Bạn có thể luộc hoặc dùng khoai sọ để nấu canh.

Hỗ trợ trị viêm thận

Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận. Bạn có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.

Ngăn ngừa suy nhược cơ thể

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng từ gluxit được đưa vào mỗi ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng. Trong khi đó, khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể.

Nhất là đối với người mới ốm dậy, người bị gầy, có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì nên dùng canh khoai sọ móng giò hay khoai sọ nấu thịt sẽ giúp cơ thể mau chóng phục hồi.

Những lợi ích không ngờ của khoai sọ với sức khỏe - ảnh 2

Khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể (Ảnh minh họa: Internet)

Giúp tiêu khát, giải nhiệt

Mùa hè luôn làm chúng ta cảm thấy khát và cơ thể luôn cần một lượng nước hơn bình thường. Chính vì vậy bạn có thể dùng khoai sọ để nấu với cua và rau muống giúp tăng cường sức khỏe, tiêu khát, giải nhiệt trước thời tiết nóng bức, khó chịu.

Ngoài ra, lá khoai sọ tính mát, vị cay, có tác dụng cầm mồ hôi, chữa ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy. Hoa khoai sọ tính bình, vị the có khả năng chữa đau dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng… Bên cạnh đó, cuống lá khoai sọ còn được sử dụng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, điều hòa chức năng tiêu hóa…

Lưu ý:

- Nhiều người hay nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khoai sọ ăn rất bùi, thơm, dẻo, ngon hơn khoai môn.

- Khi ăn khoai sọ luộc thì bạn nên rửa sạch khoai, luộc cả vỏ rồi mới bóc ăn sẽ bớt ngứa, khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ.

- Khi bạn nấu canh, khoai sọ gọt vỏ, cắt làm đôi hoặc làm bốn, ngâm vào nước muối khoảng 15 - 20 phút cho khoai bớt nhớt rồi chần qua nước sôi để tránh ngứa khi ăn.

H.Nam

Theo Suckhoedoisong.vn

Chương trình demo cập nhật tự động lên Blogger. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ 0938.475.388(Thiên Quang)Theo: songkhoe.vn
Read More
© 2014 All Rights Reserved.
Sống khỏe & Powered By Blogger Auto Post
Contact email: thienquangptq@gmail.com OR call: 0946.629.486(Thiên Quang)